LIOA 10KVA TÍNH RA KW THẾ NÀO
Ổn áp lioa tính kVA thế nào, Ổn áp lioa tính kW thế nào. Ổn áp lioa 10kVA thì được bao nhiêu kW. Ổn áp lioa 10000VA thì được bao nhiêu kW
Khi mua máy Ổn áp Lioa hay các thiết bị liên quan đến điện chúng ta thường hỏi về công suất của chúng. Và có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã nghe về kW và kVA nhưng không biết mố quan hệ giữa chúng và lúc nào thì dùng cái này lúc nào thì dùng cái kia.
Bài viết sau đây hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc đó của các bạn. Nhất là khi các bạn muốn mua ổn áp lioa, biến áp lioa hay sử dụng dịch vụ sủa chữa ổn áp lioa
Công thức tính công suất của máy Ổn áp Lioa như bạn hỏi là: P = U . I. cosØ
Trong đó: U : Hiệu điện thế (đơn vị là V)
I: Cường độ dòng điện (đơn vị là A)
P: Công suất (đơn vị là VA)
Ø: góc lệch pha giữa dòng và áp qua thiết bị tiêu thụ điện.
Thông thường ổn áp hay biến áp có cosØ=0.8 và đa số motor có cosØ=0.85 vậy động cơ có công suất 1kVA tiêu thụ 0.85KW điện thực (điện phải trả tiền). Còn ổn áp lioa 1kva tương đương 0,8kW
Mối quan hệ giữa kVA và kW là: kW = kVA x Cos (Ø)
Vì Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 nên thường 1kVA = 0,2 – 0,8kW (tùy vào hệ số của từng máy mà nhà sản xuất quy định)
Nên thường thì: 1kW = 0,8kVA
MỐI QUAN HỆ GIỮA KVA VÀ KW
Đối với dòng điện 1 chiều hay thường gọi gọi là DC thì công suất của nó là P=U.I và đơn vị tính của nó là W (oát).
Nhưng đối với dòng điện xoay chiều thì P=U.I.cos(Ø), đơn vị tính cũng là W(oát), cos(Ø) là do sự lệch pha gây nên đối với dòng 1 chiều thì cos(Ø)=1.
Nếu trên các biến áp bạn thấy ghi đơn vị là kVA=1000VA, thì đây là công suất biểu kiến S=U.I đơn vị tính là VA.
Thường thì S>P, con số thực tế thường người ta ko cho bạn biết , nhưng một số công ty người ta thực nghiệm thì mới có con số tỷ lệ cho bạn. Thường thì P=S*0.6 là con số mà bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 Vì dòng điện và điện áp không trùng pha, mà cách nhau một góc nhất định vì có phần kháng ( có tính cảm kháng hoặc dung kháng). Như vậy công suất: P = U.I. Cos (Ø) {kW} -( Cos (Ø) lớn nhất là bằng một khi U và I trùng nhau- đây là trường hợp lý tưởng).
P là công suất tác dụng.
Nhưng trong thực tế trong mạch điện luôn có phần phản kháng. Như vậy ta có S = U.I = P U.I.Cos (Ø) , khi ta có mạch điện lý tưởng cos phi =1.
Để hiểu rõ hơn tại sao Cos (Ø) lại có giá trị như vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
Dòng điện cơ bản gồm 2 thành phần, phần gây ra công suất thực và phần gây ra công suất ảo.Phần tạo công suất thực gọi là dòng tiêu thụ.Dòng tổng hợp cả phần tạo công thực và ảo gọi là dòng biểu kiến (biểu kiến – đại diện cho cái thấy được).
- VA (Vol-ampere) ~ đơn vị công suất biểu kiến bằng tích của hiệu điện thế và dòng biểu kiến qua thiết bị 1VA=1V*1A; 1kVA=1000VA
- W (Watt) ~ đơn vị công suất thực, bằng tích của hiệu điện thế và DÒNG ĐIỆN TẠO CÔNG SUẤT THỰC đi qua thiết bị 1W=1V*|1A|, kW=1000kW.
- V.Ar (Vol re-action Ampere) ~ đơn vị công suất ảo, bằng tích của hiệu điện thế và DÒNG ĐIỆN TẠO CÔNG SUẤT ẢO đi qua thiết bị 1V.Ar=1V*|1Ar|, kW=1000kW.
Tới đây tôi không cần nói nữa vì bạn biết 1kVA khác 1kW rồi chứ, kVA là đại lượng tổng hợp cho kW và kVAr, nếu bạn muốn tính hơi khó, nếu có công thức đơn giản thì:
kVA*kVA=kW*kW+kVAR*kVAR
hay kVA* Cos (Ø) =kW và kVA*sinp=kVAR
với p là góc lệch pha giữa dòng và áp qua thiết bị tiêu thụ điện.
Thông thường đa số motor có Cos (Ø) =0.85, vậy động cơ có công suất 1kVA tiêu thụ 0.85kW điện thực (điện phải trả tiền) và 0,53kVAr điện ảo (không phải trả tiền).
Do đó ta hoàn toàn tính được ổn áp lioa từ kVA sang kW. Và ổn áp lioa 10kVA được bao nhiêu kW: Ổn áp lioa 10kVA tương đương lioa 10000VA từ đó ta có 10000* 0,8=8kW (lấy hệ số Cos (Ø)=0,8 của biến áp). Vậy ổn áp lioa 10kva tương đương với công suất là 8kW.
CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT MUA ỔN ÁP
Để chọn cho gia đình 1 ổn áp phù hợp, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây: Một hộ gia đình có các thiết bị điện cơ bản như sau:
Các thiết bị điện gia đình
Đầu tiên, chúng ta cần tính công suất của các thiết bị thường được sử dụng trong gia đình (Công suất thường được ghi trên sản phẩm):
-
5 bóng đèn = 5 x 20 W
-
1 ti vi = 1 x 135 W
-
1 tủ lạnh = 1 x 300 W
-
1 nồi cơm điện = 1 x 700W đến 1200W
-
2 quạt điện = 2 x 40 W
-
1 điều hòa nhiệt độ = 1 x 1.5 HP ~ 1125 W
-
1 bếp từ đôi = ~ 5000 W
-
1 bình nóng lạnh = 1 x 2500 W
-
1 máy giặt = 1 x 300 W
-
1 động cơ = 1 x 750 W…(máy bơm)
Lưu ý: Trong trường hợp các thiết bị điện không đồng thời sử dụng, chúng ta có thể chọn ổn áp có công suất nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo không quá tải. Cần lưu ý dự phòng các thiết bị phát sinh mới để đảm bảo đủ công suất ổn áp sau này.
Tổng công suất tiêu thụ là: P = 100+135+300+700+80+1125+5000+2500+300+750 = 10990 (W)
Công suất ổn áp đơn vị là (KVA), nên ta phải chia công suất trên cho hệ số công suất. Hệ số công suất trung bình ta có thể lấy là 0,8. Vậy: S = 10990 / 0.8 ~= 13,737 (KVA)
Xét đồ thị giới hạn công suất ra ở điện áp vào ( đồ thị này tùy thuộc vào nhà sản xuất và mã thiết bị):
Đồ thị giới hạn công suất ra ở điện áp vào
Giả sử điện áp nhà bạn lúc sụt áp xuống khoảng 150V, khi đó xét theo đồ thị trên (dùng riêng cho đường ra 220V) ta thấy với điện áp vào là 150V thì công suất ra ~ 85 %. Vậy công suất ổn áp cần chọn là: S (ổn áp) = 13,737 / 85% ~= 16,16 (KVA).
Ta cần chọn ổn áp bằng hoặc lớn hơn gần nhất với con số 16,16. Ví dụ ổn áp LIOA 1 pha 15 KVA hoặc 20KVA
Nhưng nếu bạn ít khi sử dụng đồng thời máy lạnh và bếp từ hoặc các thiết bị tiêu thụ điện lớn cùng 1 lúc thì bạn có thể chọn máy ổn áp lioa 10kva cũng được.
CÔNG TY PHÂN PHỐI LIOA, ỔN ÁP, BIẾN ÁP LIOA
Showroom Hà Nội
Địa chỉ: KM 14 Ngọc Hồi Thanh Trì Hà Nội
Chi Nhánh Miền Trung
Địa chỉ: 349 Phan Châu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0912.307.206 – 0917151752
Chi Nhánh Miền Nam
Địa chỉ 1: Số 75-77 Đường S11 , Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh.
Hotline: 0912.307.206 – 0917151752
Địa chỉ 2: Số 101 Trường Trinh , Phường 12, Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh.