Nên Mua Lioa 75kVA Hay Ổn Áp Standa 75kVA 3 Pha.
Nên mua loại ổn áp nào đây các bác: Lioa, Standa, Ruler, Robot?? Phân vân wa! Không biết loại nào chạy ổn định, chứ có con chạy điện đầu ra thay đổi liên tục chán lắm!
Ổn áp lioa là sản phẩm cần thiết cho các gia đình nhằm ổn định nguồn điện, bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình, nâng cao tuổi thọ, cũng như giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng các thiết bị điện. Là sản phẩm cần thiết cho mọi gia đình.
Ổn áp lioa đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, nhờ sự vượt trội về chất lượng của từng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành ổn áp không may bị lỗi chu đáo.
Chắc hẳn quý vị khách hàng trước khi chọn mua ổn áp lioa 1kva cho gia đình, cơ quan của mình đều tìm hiểu rất kĩ lưỡng về đặc tính, ưu nhược điểm của các hãng ổn áp trên thị trường để lựa chọn được chiếc ổn áp phù hợp nhất. Bài viết dưới đây phần nào sẽ mang cho quý vị cái nhìn khách quan hơn về hai ông lớn trong ngành ổn áp Việt Nam hiện nay : ổn áp Lioa và ổn áp Standa.
1. Sơ lược về loại ổn áp lioa và standa
Ổn áp Standa và ổn áp Lioa đều là những dòng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin chọn bởi tác dụng ổn định nguồn điện, chất lượng đảm bảo, kiểu dáng phù hợp trong các điều kiện sử dụng…
Xét về tất cả các phương diện thì ta có thể thấy mỗi loại ổn áp lại có những lợi thế riêng. Ổn áp Lioa ra đời rất lâu, là một “ông lớn” trong ngành và đã tạo thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên thời gian gần đây, có vẻ như việc sản xuất thêm quá nhiều các sản phẩm khác ngoài ổn áp(dây cáp, bóng đèn, quạt, máy bơm…) đã khiến cho chất lượng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng dành cho ổn áp Lioa bị ảnh hưởng khá nhiều.
Ổn áp Standa ra đời muộn hơn ổn áp Lioa một chút, tuy nhiên hiện đang được đánh giá rất cao vì các yêu tố sau : giá thành tương đối hợp lý so với Lioa, thời gian bảo hành cho sản phẩm lâu hơn (04 năm – Lioa 03 năm), thương hiệu của Standa cũng được thị trường trong nước biết đến từ lâu và đã được đưa vào các dự án thay thế hàng nhập khẩu, chất lượng của Standa cũng được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chấp nhận và đặt hàng. Ổn áp Standa được coi như là một biểu tượng của chất lượng “nồi đồng cối đá”
2. Điểm chung của 2 loại ổn áp
Điểm chung giữa 2 loại ổn áp là có chung 1 dải điện áp rộng từ 50V - 250V, ổn định điện áp đầu ra, tránh các rủi ro làm hư hỏng các thiết bị điện trong suốt quá trình sử dụng, bảo vệ an toàn khi có sự cố chập điện.
3. Sự khác nhau giữa hai loại ổn áp
- Giá thành:
Giá cả của ổn áp Standa có nhiều sự chênh lệch so với Lioa tùy thuộc vào từng Model của mỗi dòng sản phẩm.
- Trọng lượng:
Trọng lượng của Standa thường nặng hơn, máy chắc chắn còn Lioa thường rất gọn và nhỏ.
- Quy cách hoạt động:
+ Standa: Có hệ thống tự động đóng và tự động ngắt
+ Lioa có hệ thống tự động ngắt, không có hệ thống tự động đóng
- Màu sắc: Standa mang màu truyền thống là màu xanh thẫm còn Lioa là màu nâu
- Kí hiệu: Cả Lioa và Standa đều có 02 model tương ứng với 02 dải điện áp SH3(260V-430V), DR3(160V-430V); RS-KVA-3F (260V-430V). RS-KVA-3F-DR (160V-430V)
- Về thời gian bảo hành
Standa có ưu thế hơn Lioa đó là thời gian bảo hành 04 năm kể từ ngày bán còn Lioa bảo hành 03 năm kể từ ngày bán.
Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất redsun luôn lấy chữ TÍN là hàng đầu trong công việc cam kết với khách hàng rằng:
+ Bán hàng chính hãng, hàng mới 100%, bảo hành chính hãng.
+ Luôn nỗ lực để cung cấp cho khách những sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất.
+ Hỗ trợ giao hàng tân nơi. Thu tiền sau khi giao hàng và kiểm tra xong.
+ Không giao hàng bị lỗi cho khách hàng. Đổi hàng trong vòng 3 ngày kể từ ngày mua.
Liên hệ (04) 3661 7465 - 0912307.206 để được hỗ trợ tư vấn báo giá tốt nhất.
Để có nhiều thông tin hơn về máy ổn áp - admin tôi xin gom góp trên internet để các bác tham khảo và cùng thảo luận nhé:
Nên mua loại ổn áp nào đây các bác: Lioa, Standar, Ruler, Robot?? Phân vân wa! Không biết loại nào chạy ổn định, chứ có con chạy điện đầu ra thay đổi liên tục chán lắm!
Theo tôi, Đầu tiên là chọn dãi thông phù hợp với điện đầu vào khu vực nhà bạn, kế đó là tổng công suất tiêu thụ nhà bạn. Và cuối cùng là chọn LIOA
Nếu khu vực nhà bạn xa nguồn, mà lại có máy hàn làm cho điện yếu và nhấp nháy liên tục thì không có ổn áp cơ nào có thể ổn định đc (vì chúng có quán tính). mà phải là ổn áp điện tử, hay ổn áp từ mới trị đc loại này.Còn các loại ổn áp cơ mà tôi từng sửa thì Lioa có phần cơ có vẻ ngon hơn cả.
sao bảo bây giờ Lioa toàn quấn dây nhôm hàng lởm lắm, em đang nói trong cùng 1 dải điện áp ví dụ 90-250 thì ổn áp hãng nào tốt chứ ko so sánh chênh lệch, tức là loại nào chạy êm, điện ổn, ko nhấp nháy, chịu tải tốt theo cái lý thuyết hãng nó đưa ra, bác nào sửa ổn áp hay dùng qua các loại trên rồi cho anh em góp ý với??
LIOA chọn loại đây đồng. phải tính công suất tiêu thụ trước rồi hãy mua. không thì ra tiệm kể tên đồ điện cửa hàng nó tư vấn nên mua loại nhiu KW
muốn biết thế nào? về tổng công suất cần sử dụng/ổn áp/dải điện áp...thì phải xem đường đặc tuyến công suất của ổn áp. nếu 100% công suất máy thì áp vào tối thiểu phải 185vac. còn dưới thì nó tỉ lệ tuyến tính với điện áp.ổn áp kiểu bù từ cũng không phải là giải pháp triệt để cho nguồn vào thay đổi liên tục.....mà chỉ có ổn áp điện tử./ nhưng nó rất đắt và rất đắt ở công suất cao. muốn ít tiền và tự làm thì mua một con EGS002 băm sine và 1 cái lõi ổn áp cũ đi. vào 100-250vac/ ra 220vac chuẩn đét. kiếm thêm 1 modul IGBT loại high speed nữa.
Về nguyên lý làm việc thì thằng nào cũng giống nhau cả, tuy nhiên nếu để ý thêm mấy tính năng như: auto reset system, bảo vệ quá dòng quá áp thì mỗi thằng lại có 1 điểm mạnh yếu khác nhau. Theo quan điểm cá nhân em (cũng đang làm về mấy thằng này, chủ yếu phục vụ cho hàng nội địa Nhật) thì bác cứ chọn Lioa - Robot - Ast - Sutudo đều được, chú ý là nên chọn đời cũ để được dây đồng 100% và công suất thực. 1 điều cũng rất quan trọng nữa là bác phải xác định được công suất tối đa của tải sau ổn áp, nếu cỡ >10KW thì có 1 số dòng sử dụng mô tơ brushless (không chổi than), thực tế dùng loại này an toàn hơn loại có chổi than rất nhiều. Chúc bác sớm chọn được chiếc ưng ý!
Chắc bó tay, vì mới mua về ai cho tháo ra (hư tem). Khi tháo ra sửa thì có thể biết. Tháo ra xem cũng chưa chắc là biết đâu bác
Ở dải 150-240v thì từ 0-150v (cuộn bên trong - chỉ phá ra mới thấy ) thường là nhôm, còn từ 120-240v (phần ta nhìn thấy được bằng mắt thường) vẫn là đồng . Bác làm theo 1 trong 2 cách sau:
- Đến thẳng nhà máy sản xuất đặt làm bằng 100% đồng
- Mua ổn áp đời cũ. loại có nhôm chạy hay nóng và ồn hơn đúng ko các bác. Các bác đã dùng hàng mới bây giờ thấy thế nào, có êm ko, nó kém hàng cũ ở cái gì
Điện trở suất của nhôm lớn gấp ~ 1,66 lần so với đồng, vậy nên khi chạy thì ổn áp pha nhôm sẽ nóng hơn đồng nghĩa với việc tổn hao năng lượng điện do sinh nhiệt nhiều hơn. 1 lý do để ổn áp dây nhôm mất điểm nữa là tính bám dính sơn cách điện của nhôm kém hơn đồng rất nhiều, khi ổn áp sinh nhiệt, nhất là khi full hoặc quá tải, dưới tác dụng của nhiệt sẽ làm bong lớp sơn cách điện làm chập các vòng dây gây cháy ổn áp và làm hư hại các thiêt bị điện trong nhà. Với cùng 1 công suất thì ổn áp dây nhôm sẽ có củ lớn hơn dây đồng, việc cuốn và ép chặt đều dây cũng khó khăn hơn nên ổn áp loại này thường cũng bị rung và kêu ù ù ù nhiều hơn. Ổn áp đời mới chỉ cuốn đủ tải và thường là non tải so với thông số kĩ thuật. Đó là 1 vài kinh nghiệm chia sẻ cùng các bác, có gì không phải mong các bác thông cảm ạ
Còn lại mua mới bây giờ em dám chắc 99,99% là dính nhôm hoặc pha nhôm .
vậy làm thế nào để có 1 cái ổn ấp tốt đây, mà sao ko có hàng malaisia hay thái Lan xuất sang nhỉ . Người tiêu dùng chỉ cần chọn đúng công suất để mua cho phù hợp thôi. Dây nhôm hay đồng quan tâm làm gì, vì nhà thiết kế đã tính toán để chọn tiết diện dây đảm bảo khả năng làm việc rồi. Dây nhôm điện trở suất lớn hơn thì họ đã chọn tiết diện lớn hơn. Chỉ quan tâm nhôm hay đồng khi bán đồng nát thôi. Điện nhấp nháy hay ko ko phụ thuộc vào dây. Tất cả các ổn áp cơ khi điện áp đầu vào nháy là điện áp ra nháy. vì chúng cần có thời gian để điều chỉnh. Tiếng kêu trong ổn áp là tiếng của cơ cấu cơ chuyển động để điều chỉnh. Nói nhỏ với bạn thế này khi chọn ổn áp nhé: Khi mua bạn bảo người bán thử lắp vào công tơ. Nếu loại nào công tơ chạy nhanh hơn thì loại đó tổn thất ko tải nhiều nhất và sẽ nóng nhất. việc ổn áp nó cung cấp đầy đủ công suất như trên thông số kỷ thuật hay không phụ thuộc vào điện áp đầu vào! muốn đạt công suất tối đa thì áp vào phải trên 185vac, bác có thể tải đặc tuyến của ổn áp về xem.việc dây nhôm làm tổn hao không tải lớn hơn loại full dây đồng là chưa chính xác lắm, với dòng 20a thì nhiệt tỏa trên dây nhôm và dây đồng chênh lệch nhau không lớn, với lại nhà sx sẽ tăng tiết diện dây nhôm lên để đảm bảo khả năng dẫn dòng>>>>> nội trở sẽ giảm xuống. muốn biết ổn áp tổn hao không tải và hiệu suất cao hay không thì phải có đồng hồ đo wat,. nhưng một cái ổn áp tốt khi cái lõi ton silic của nó tốt. nếu loại lõi có dòng bão hòa từ cao và rất cao thì dòng không tải của nó rất cao nhưng bù lại kích thước lõi sẽ nhỏ hơn với loại lõi có dòng bão hòa từ thấp khi cùng công suất.
ổn áp hiện nay chạy rất êm ái ( tính cho cuộn dây và fe sắt) vì người ta đổ keo epoxy. bộ cơ cũng rất êm ái khi còn mới nhưng theo thời gian nó sẽ phát ra tiếng kêu.lâu hay mau tùy vào từng hãng thôi... muốn bền chắc thì bỏ tiền cao hơn khi mua cùng loại công suất. theo ý kiến cá nhân em thì loại lioa và robot, ast bộ cơ khá tốt.
điện áp muốn 220 căng đét thì chỉ có ổn áp điện tử thôi! mong rằng có bác nào thiết kế mạch và bán sẵn anh em mua về lai ghép với cái cuộn dây ổn áp cơ là ta có ổn áp điện tử xài trâu bò luôn!
Những kiến thức bác chia sẻ em thừa nhận (quan điểm cá nhân em thôi) là rất đúng, em cũng có nhiều năm gắn bó với các đời ổn áp với nhiều nhãn hiệu khách nhau trên thị trường hiện nay cũng muốn bổ sung thêm chút ít kinh nghiệm (cũng là của cá nhân em, có thể đúng có thể sai, mong nhận được góp ý của các bác):
Ổn áp từ khi ra đời tới nay (tính riêng hàng nội địa và có thương hiệu, không tính hàng ngoại và hàng trôi nổi trên thị trường) em tạm chia ra làm 3 thế hệ:
- Đời đầu: từ những năm 90 tới 2000: nguyên liệu đầu vào bao gồm lõi sắt từ và dây đồng đa phần là hàng nhập khẩu Trung Quốc (các bác lưu ý là đừng đánh đồng hàng Trung Quốc ngày xưa và bây giờ nhé, lan man 1 chút đó là hàng Trung ương Trung Quốc khác hẳn hàng trôi nổi trên thị trường dù có cùng nhãn Made in China, ngay cả bây giờ cũng vậy, bác nào quen dùng hàng nội địa Trung Quốc sẽ thấy chất lượng chẳng thua kém hàng nội địa US hay Japan là mấy). Công việc chủ yếu của mình đó là gia công cơ khí, cuốn dây là làm mạch. Đời này đảm bảo chất lượng, có thể là hình thức bên ngoài cũng như bên trong không được đẹp như bây giờ (dùng máy), nhưng đảm bảo với các bác 1 điều rằng chạy không tải công tơ không quay, dùng ampe kìm điện tử luôn báo 0000. Công suất thường dư 1.2 với các máy từ 1998 trở lại (máy ghi 1kW nhưng khả năng chịu quá tải tới 1.2kW không thành vấn đề)
- Đời trung khoảng từ 2001-2008: Tỉ lệ đồng trong dây thấp hơn so với đời đầu (pha thêm kim loại khác như: sắt...), nguyên liệu đầu vào chủ yếu là trong nước, công suất thường tính đủ, khả năng chịu quá tải vượt quá công suất định danh thấp, các đời gần về cuối có thể có nhôm (tùy hãng), công nghệ cao hơn nên có nhiều ưu điểm về bảo vệ quá áp, quá dòng, mẫu mã và thiết kế đẹp, bắt mắt hơn... Nếu để chạy 24/24 với cùng 1 công suất thì đời này sẽ "ấm" hơn dời đầu.
- Đời mới: 2009 trở lại đây: nhôm được sử dụng là chủ yếu (nhiều bác thắc mắc tại sao mở máy ra thấy phần mô tơ quét qua đúng là đồng vậy thì nhôm ở đâu??? Các bác vui lòng xem lại bài viết của em sẽ rõ, sở dĩ em nói vậy là vì em đã phá nhiều ổn áp rồi nên có cơ sở để đưa ra nhận định như thế). Ưu điểm của hàng mới luôn là công nghệ và tính năng bảo vệ bằng điện tử. Điểm khác biệt ở đây đó là vấn đề non tải. Ngoài việc sử dụng thêm nhôm làm dây dẫn, việc tính toán công suất tức thời và công suất làm việc ổn định đã thay đổi, theo kinh nghiệm bản thân em thì thường hệ số này là 0.8-0.9 chứ không hẳn được 1 như đời trung. Công suất tức thời có thể đạt 1.2-1.3 nhưng công suất ổn định chỉ đạt 0.8-0.9 mà thôi. Chưa tính đến nguyên liệu đầu vào hoàn toàn nội địa hóa.
Một điểm đáng lưu ý nữa là chọn động cơ. Giải pháp an toàn đó là chọn động cơ không chổi than
Đương nhiên là ổn áp với những thông số nhà sản xuất đưa ra các bác hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng làm việc của nó mà chẳng cần quan tâm đồng nhôm cũ mới. Các bác cứ áp dụng công thức tính dư: cần 1kW mua 1.2-1.5kW là chẳng phải bận tâm làm gì. Việc chọn đời hay nhôm đồng chỉ là lựa chọn cho những bác phòng xa xa hay yêu hàng "nồi đồng cối đá".
Chút kinh nghiệm bản thân có gì không phải mong các bác bỏ qua ạ!
theo quan điểm cá nhân bác nói khá đúng! nhưng có một vấn đề cần phải làm rõ như: nói về ổn áp đời sau này thì việc non tải không phụ thuộc vào dây nhợ đâu ( với một máy biến áp sắt từ thì công suất phụ thuộc vào cái lõi , dây nhợ thì chỉ tương đối ít ảnh hưởng.vd: tôi có cái máy hàn xung có tiết diện lõi 16cm2 ( để hàn dây đồng motor) nhưng dây sơ cấp chỉ 500 vòng dây 30, khi bóp cò hàn thì dòng lên tới 1,2a/220vac vậy tính sơ sơ thì dòng qua dây tới 16a, nếu theo định mức tiêu chuẩn thì 6a/mm2 thì cái máy hàn tôi cho công suất quá bé!>>>>> vấn đề ở đây là công suất MBA phụ thuộc vào chất lượng lõi.) lõi ổn áp đầu nếu dùng tôn silic hấp ủ tốt thì dòng không tải thấp>>> mát lạnh tay, điều này chỉ thấy ở máy biến áp NHẬT thôi! tôi có sửa cái ổn áp lioa dr2 loại 7,5kva nó rất nhỏ, nhưng ăn dòng không tải cao, khá nóng, lõi ba ups khá nhỏ nhưng cho công suất khá lớn nhưng ăn dòng cao>>>> đấy là tôi thấy thế.
Kết luận người dùng:
Mua con Rulee rồi mới thấy trong con Lioa và Standa (của công ty Redsun-Hoàng Mai) nó sắc xảo hơn. Độ bền e không dám so sánh. Nhưng nhìn cái lõi ( nhĩn xuyên qua cái khe tản nhiệt ) thấy ruột con Lioa và Standa làm thẩm mỹ và đẹp hơn. Con kia nhìn cứ dởm dởm. Không biết có bền ko.